Skip to content

Latest commit

 

History

History
57 lines (33 loc) · 2.71 KB

3.Soft-Hard-States.md

File metadata and controls

57 lines (33 loc) · 2.71 KB

Soft và Hard States

Mục lục


Trong giám sát với Nagios có 2 trạng thái giám sát là Soft và Hard.

1. Soft States

  • Soft state là trạng thái lỗi của dịch vụ hay host, tuy nhiên Nagios chưa chắc chắn đây thực sự là lỗi xảy ra với dịch vụ hay host. Ví dụ, Nagios cần thực hiện nhiều lần check để xác định xem dịch vụ hoặc host đó có thực sự bị lỗi hay không, nếu trong 1 lần check mà bị lỗi thì sẽ đưa ra trạng thái soft và cảnh báo sẽ chưa được gửi đi

  • Soft States xảy ra trong các trường hợp sau

  • Khi kết quả check dịch vụ hoặc host trả về kết quả là trạng thái non-OK hoặc non-UP state nhưng chưa được Nagios check lại. Số lần check sẽ được xác định bởi max_check_attempts. Đây được gọi là soft error
  • Khi dịch vụ hoặc host phục hồi từ 1 trạng thái soft error

2. Hard States

  • Soft state là trạng thái lỗi của dịch vụ hay host. Ở đây Nagios sau khi thực hiện đủ số lần check sẽ xác định dịch vụ hoặc host đang bị lỗi. Ví dụ số lần check cho 1 dịch vụ là 3 lần, thì sau 3 lần check đó, dịch vụ bị lỗi thì Nagios xác định đây là trạng thái hard và đưa ra cảnh báo

  • Hard States xảy ra trong các trường hợp sau

  • Khi dịch vụ hoặc host chuyển từ trạng thái hard error này sang trạng thái error khác. Ví dụ từ WARNING sang CRITICAL
  • Khi một kết quả kiểm tra dịch vụ trong một trạng thái không phải là OK và máy chủ tương ứng của nó là DOWN hoặc UNREACHABLE
  • Khi một máy chủ hoặc dịch vụ phục hồi từ một hard error

3. Ý nghĩa của 2 trạng thái giám sát

  • Mục đích của việc có 2 trạng thái giám sát này là để ngăn chặn những cảnh báo giả từ Nagios. Nghĩa là khi 1 dịch vụ hoặc host gặp vấn đề nhưng đó chỉ là lỗi tạm thời thì Nagios sẽ không đưa ra cảnh báo

  • Rất hữu dụng khi giám sát các dịch vụ sử dụng giao thức ICMP hay UDP, vì có thể fail tạm thời trong 1 vài tình huống

4. Tài liệu tham khảo